Vì thực tế cho thấy ở vùng nông thôn rác thải chưa được thu gom và xử lý theo một quy trình hợp vệ sinh và khoa học, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mô hình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD – ANPHA đã được đưa vào sử dụng thí điểm ở Nga Văn – Nga Sơn bước đầu đã cho kết quả đáng ghi nhận. Công trình được đặt cạnh hai xã Nga Nhân và Nga Văn, đưa vào sử dụng tháng 5 năm 2013 với kinh phí đầu tư là 2 tỷ đồng. Đây là mô hình xử lý rác thải BD – ANPHA đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Hơn 2 tháng đưa vào vận hành, trung bình lò đốt tiêu hủy khoảng 10 – 12 tấn rác thải/ngày
Lò đốt BD – ANPHA có những ưu điểm vượt trội: Xử lý được rác thải một cách triệt để, không khói, không mùi không sinh ra nước rỉ rác, không ô nhiễm môi trường. Nồng độ khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 30 – 2010 của BTNMT. Lò có kích thước nhỏ gọn nhưng hiệu suất sử dụng cao, đốt và xử lý rác thải nhanh không bị tồn đọng rác và không sử dụng nhiên liệu. Công nghệ lò đốt dựa trên cơ sở đối lưu tự nhiên của dòng vật chất do sự chênh lệch nhiệt độ tạo ra. Hoạt động của lò được duy trì bằng quá trình cháy trong lò do rác thải tạo ra trên cơ sở tận dụng tối đa lượng lượng nhiệt bức xạ, lượng nhiệt phát sinh trong quá trình phản ứng hóa học phân hủy rác mà không cần bất kỳ nguồn năng lượng nào từ bên ngoài.
Một ưu điểm phải kể tới của lò đốt lò tro xỉ được cháy kiệt, có thể dùng làm phân bón cho đất nông nghiệp, dùng làm phụ gia đóng gạch không nung, rải đường hoặc đem đi chôn lấp, vận hành đơn giản không cần công nhân có trình độ cao. Mô hình nhỏ gọn, lắp đặt nhanh chóng (trong vòng 24h), bảo dưỡng sửa chữa và thay thế dễ dàng.
Tại Hội thảo khoa học lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD – ANPHA ngày 19/6 của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường phối với Tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao khi áp dụng mô hình này vào thực tế tại huyện Nga Sơn, ghi nhận những ưu điểm nổi bật của mô hình lò đốt.
Ở khu vực nông thôn của Thanh Hóa cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước tình trạng các bãi rác hình thành tự phát, không theo quy hoạch, không đảm bảo vệ sinh cũng như tình trạng quá tải ở nhiều bãi chứa rác ở các đô thị lớn là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng. Cũng như chi phí cho việc xây dựng một bãi chưa rác hợp tiêu chuẩn là khá tốn kém trong khi thời gian sử dụng ngắn. Thì việc xây dựng mô hình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD – ANPHA là một hướng đi phù hợp đem lại những hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, góp phần cải thiện môi trường.
Theo ông Lê Văn Thập, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn cho biết: Mô hình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD – ANPHA mới đầu đưa vào sử dụng đạt hiệu quả tốt; khói đưa ra trắng, không đen, vật liệu đốt ban đầu là củi nên giá thành rẻ, sử dụng hết nguồn rác thải sinh hoạt ở các xã. Nhưng nhược điểm là công nghệ đầu vào lại đắt nên với một địa phương không kham nổi
Hy vọng trong thời gian mô hình xử lý rác thải này sẽ được nhân rộng và áp dụng rộng rãi trong cả nước tiến tới giải quyết c thải – vấn đề nan giải của nhiều địa phương. Cũng như góp phần cải thiện môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng của chúng ta, cũng chính là giữ gìn bảo vệ môi trường sống của chính mỗi người.
Nguồn tin: stnmt.thanhhoa.gov.vn